Module 1 – Shinrin Yoku là gì
Module 2 - Lợi ích của Shinrin Yoku
Module 3 - Cách thực hành tắm rừng
Module 4 - Lời mời của cánh rừng
Module 5 - Thông điệp từ Thiên nhiên
Module 6 - Chuẩn bị cho một hành trình Shinrin Yoku
Module 7 - Bắt đầu thực hành tắm rừng
Module 8 - Mang rừng vào nhà
Module 9 - Những nghiên cứu thú vị về tắm rừng
1 of 2

Bài 6: Tác dụng đến sức khỏe tinh thần của liệu pháp tắm rừng

Cải thiện tâm trạng

Có ba nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi đánh giá tâm trạng được dùng trong các khảo sát về rối loạn cảm xúc, để đánh giá các câu trả lời của người tham gia. Dựa trên kết quả có được từ bảng câu hỏi, những người tham gia đều được chẩn đoán mắc chứng căng thẳng cảm xúc.

Khi các thành viên tham gia nghiên cứu được tiếp xúc với rừng trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả trả lời của họ đều cho ra điểm số thấp hơn.

 

Cải thiện chứng trầm cảm và lo âu

Đã có hai nghiên cứu đánh giá về tác động của tắm rừng đến chứng lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu đánh giá trầm cảm liên quan đến rượu đã sử dụng bài test đánh giá BECK (Beck Depression Inventory). Nghiên cứu này cho rằng đã có những cải thiện đánh kể đối với sức khỏe của nhóm người tham gia vào hoạt động tắm rừng so với nhóm chỉ nhận các liệu trình điều trị thông thường.

Mặt khác, một nghiên cứu đánh giá kết quả trầm cảm và lo âu đã sử dụng thang đo Hospital Anxiety – Depression đối với các phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả cho thấy có cải thiện rõ rệt trong điểm số đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm của người tham gia vào liệu trình trị liệu bằng rừng kéo dài 3 tháng.

 

Phục hồi khả năng chú ý

Ba cuộc thử nghiệm đã được thiết kế và thực hành nhằm đánh giá giả thuyết rằng việc tiếp xúc với những môi trường mang tính phục hồi giúp cải thiện sức khỏe sau các chấn thương tâm lý. Trước thử nghiệm, những người tham gia hoàn thành một bài kiểm tra đánh giá khả năng tập trung của họ. Sau đó, họ được cho xem các tấm ảnh chụp các môi trường khác nhau mang tính phục hồi (rừng, cây xanh, nước,…), không có tính phục hồi (đô thị, tòa nhà, đường nhựa,…). Khi hoàn thành, người tham gia thực hiện bài test đánh giá lần 2.

Kết quả cho thấy chỉ những người tham gia được xem ảnh chụp các môi trường mang tính phục hồi có thể cải thiện kết quả của họ trong bài test thứ 2. Nhận định này đều đúng khi người tham gia thực hiện bài test trong điều kiện thời gian quy định hoặc theo nhịp độ thời gian của bản thân.

 

Cải thiện nhận thức

Đã có một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tắm rừng đến nhận thức của con người. 60 người tham gia được chọn ngẫu nhiên để hoàn thành một chuyến đi bộ kéo dài 50 phút trong môi trường tự nhiên hoặc trong môi trường đô thị. Một chuỗi những bài đánh giá tâm lý về chức năng nhận thức đã được hoàn thành trước và sau mỗi chuyến đi bởi những người tham gia.

Các cá nhân đi bộ trong môi trường tự nhiên so với nhóm người đi bộ trong thành phố đã có những sự khác biệt sau đây:

  • Giảm căng thẳng, lo âu và suy ngẫm tiêu cực
  • Kích thích và kéo dài suy nghĩ tích cực
  • Cải thiện hiệu suất làm việc của bộ nhớ