Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 trên một nhóm những đàn ông và phụ nữ Nhật Bản tham gia vào một chuỗi những nghiên cứu về tác động của liệu pháp Tắm rừng đến chức năng miễn dịch của họ. Xuyên suốt quá trình bao gồm những chuyến đi về rừng kéo dài 3 ngày 2 đêm, các nhà nghiên cứu đều thu thập mẫu máu và mẫu nước tiểu của người tham gia nghiên cứu. Từ những mẫu thử, các chỉ số sau đây được đo lường và đánh giá, bao gồm:
Những chỉ số này đều được lấy mẫu trước các chuyến đi nhằm mục đích so sánh. Giá trị trung bình của các chỉ số từ 1 đến 5 đều cao hơn một cách đáng kể trong các mẫu thử được lấy sau các chuyến đi về rừng so với các mẫu thử đầu tiên. Giá trị trung bình của chỉ số mục 6 thấp hơn đáng kể ở các mẫu thử của cả nam lẫn nữ sau các chuyến đi về rừng so với ngày đầu tiên.
Các tế bào sát thủ tự nhiên tăng cường hoạt động trong suốt hơn 30 ngày sau các chuyến về rừng – điều này cho thấy tham gia một buổi tắm rừng một tháng có thể giúp các cá nhân duy trì hoạt động của tế bào NK suốt hơn 1 tháng sau. Ngược lại, một chuyến tham quan đến thành phố lại không giúp cải thiện các chỉ số từ 1 đến 5.
Những kết quả này cũng chỉ ra rằng các chuyến Tắm rừng có thể tăng số lượng tế bào NK – được chứng minh bởi các chỉ số từ 2 đến 5.
Một nghiên cứu đặc biệt đã được thử nghiệm tại 24 khu rừng khác nhau khắp Nhật Bản. Mỗi thử nghiệm bao gồm 12 người tham gia (có độ tuổi trung bình 22 tuổi) thực hiện các chuyến đi vào rừng hoặc xung quanh các khu đô thị. Vào ngày một, 6 người tham gia đi đến rừng và những người còn lại đi dạo quanh thành phố. Vào ngày hai, mỗi thành viên sẽ được cử đến vị trí khác với ngày một như một cách để kiểm tra chéo.
Các thử nghiệm nhằm đánh giá những chỉ số sau đây, bao gồm:
Từ các chỉ số trên, nghiên cứu kết luận rằng Tắm rừng giúp:
Cũng có một vài nhận định tích cực về tắm rừng đến từ hai nghiên cứu khác. Một trong số hai nghiên cứu này đã thử nghiệm trên các tình nguyện viên tham gia có chứng huyết áp cao. Một số tình nguyện viên đi về rừng trong khi số còn lại đi dạo quanh thành phố. Kết quả là, huyết áp của những người tham gia thuộc nhóm đầu tiên giảm đáng kể so với những người thuộc nhóm hai.
Nghiên cứu thứ hai đánh giá cách liệu pháp Tắm rừng tác động đến sức khỏe của 70 phụ nữ lớn tuổi. Nghiên cứu kết luận được rằng những phụ nữ tham gia các chuyến đi về rừng có huyết áp thấp hơn với những người tham quan khu đô thị. Tuy vậy, cả hai nghiên cứu đều không chỉ rõ sự khác biệt về chỉ số huyết áp giữa hai nhóm đối tượng là bao nhiêu và có đáng kể không.
Một nghiên cứu khác đã đánh giá các tác động của liệu pháp tắm trong rừng đối với sinh viên đại học. Tình trạng căng thẳng do mất cân bằng oxy hóa được đánh giá bằng cách sử dụng malondialdehyde và hoạt động của chất chống oxy hóa được đánh giá bằng cách sử dụng superoxide dismutase. Nghiên cứu kết luận rằng có những sự khác biệt đáng kể về malondialdehyde ở nhóm tham gia các hoạt động trong rừng so với nhóm tham quan thành phố nhưng lại không có bất kì khác biệt nào về lượng superoxide dismutase đo được.
Tác dụng của việc tắm rừng đối với lượng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường đã được nghiên cứu. 87 bệnh nhân tiểu đường không dùng insulin đã tham gia vào nghiên cứu này. Trong suốt 6 năm nghiên cứu, họ đã tham gia vào Tắm rừng 9 lần. Những người tham gia được chia thành hai nhóm. Một nhóm thực hiên các chuyến đi bộ trong rừng khoảng 3 km và một nhóm thực hiện các chuyến đi khoảng 6km. Độ dài của chuyến đi phụ thuộc vào khả năng thể chất của người tham gia và / hoặc các biến chứng liên quan đến tiểu đường.
Mức đường huyết trung bình sau khi tắm rừng giảm từ 179 (SEM 4) mg. 100 ml-1 đến 108 (SEM 2) mg. 100 ml-1. Mức độ glycated hemoglobin A1c trước khi tắm rừng cũng giảm từ 6,9% (SEM 0,2) xuống 6,5% (SEM 0,1) sau đó. Giá trị đường huyết giảm 74 (SEM 9) mg. 100 ml-1 và 70 (SEM 4) mg. 100 ml-1 lần lượt tương ứng với các chuyến đi bộ kéo dài 3km hoặc 6km.
Vì rừng có khả năng thay đổi nội tiết tố và chức năng hệ thần kinh thực vật, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tắm trong rừng có những tác động có lợi khác trong việc giảm lượng đường huyết ngoài khả năng tăng lượng calo tiêu thụ và cải thiện độ nhạy của insulin.