Liệu pháp thiên nhiên (nature therapy) hay còn được nhắc đến như liệu pháp sinh thái (ecotherapy) hoặc liệu pháp xanh (green therapy) và là ứng dụng thực tiễn của mảng tâm lý sinh thái (ecopsychology) đang phát triển bởi Theodore Roszak. Liệu pháp thiên nhiên dựa trên niềm tin rằng con người thuộc một phần của mạng lưới đời sống đa dạng trên trái đất và tâm lý của con người không hề độc lập hay tách rời khỏi môi trường xung quanh.
Tâm lý sinh thái, dựa trên Học thuyết hệ thống (system theory), giúp con người có cơ hội khám phá mối quan hệ giữa họ và thiên nhiên. Một vài người dạy và thực hành tâm lý sinh thái như một kỹ thuật độc lập trong khi một số khác kết hợp những yếu tố của tâm lý sinh thái vào phương pháp của họ.
Điểm cốt lõi của Tâm lý sinh thái được dựa trên sự hình thành một kết nối với Trái đất và những hệ thống của hành tinh này. Nhiều người thực hành tâm lý sinh thái tin rằng Trái đất có khả năng tự giữ cân bằng – khả năng này hoạt động thông qua các hệ thống đa diện thuộc điểm cân bằng. Họ cũng tin rằng nếu con người có thể đồng bộ với những hệ thống này, họ có thể có một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh hơn.
Theo những học thuyết của tâm lý sinh thái, sự khỏe mạnh hạnh phúc của một con người cũng như sức khỏe của Trái đất đều phụ thuộc vào nhau. Do đó, đời sống của một cá thể đóng một phần quan trọng trong một hệ thống lớn hơn thuộc hành tinh này.
Liệu pháp sinh thái bắt nguồn từ một thuyết cho rằng con người đều kết nối và tác động đến môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả tích cực nếu con người xây dựng quan hệ với thiên nhiên.
Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học Terry Hartif, những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra nhận thức kéo dài 40 phút nhằm đánh giá mức độ mệt mỏi của tinh thần. Khi bài kiểm tra này hoàn thành, những người tham gia được giao cho một trong ba nhiệm vụ sau và cần phài hoàn thành trong khung thời gian 40 phút. Những nhiệm vụ đó bao gồm:
Theo kết quả nhận được từ nghiên cứu này, những người tham gia thực hành nhiệm vụ đầu tiên ít giận dữ và có tinh thần tích cực hơn những người hoàn thành hai nhiệm vụ còn lại.
Trong một nghiên cứu sâu hơn, 71% người tham gia thực hiện chuyến đi dạo trong tự nhiên giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm so với chỉ 45% người tham gia vào những chuyến đi dạo trong trung tâm thương mại.
Những tác động tích cực của thiên nhiên đến tâm lý của một cá thể không chỉ dựa trên những gì cá nhân đó nhìn thấy mà còn qua những giác quan khác. Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng những người mắc chứng căng thẳng tâm lý hồi phục nhanh hơn khi họ tiếp xúc với âm thanh tự nhiên thay vì tiếng ồn giao thông trên đường. Một nghiên cứu khác đã kết luận rằng khi những bệnh nhân tại bệnh viện được hít thở hương thơm của thức ăn và trái cây, các bệnh nhân này sẽ có ít báo cáo về trầm cảm hơn.
Dù tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên có thể mang đến nhiều lợi ích, bạn không cần thiết phải trải nghiệm những chuyến đi về rừng hoặc đi dạo trong công viên mới cảm nhận được tác động của thiên nhiên đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần một khung cửa sổ có góc nhìn về cây cối hoặc ngắm một bức ảnh chụp thiên nhiên cũng có thể cải thiện tâm trạng, sức khỏe của bạn.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Roger Ulrich đã kết luận rằng những bệnh nhân cần hỗ trợ đặc biệt có thể giảm lo lắng và liều lượng sử dụng thuốc giảm đau khi họ chỉ cần nhìn ngắm cây cối và nước. Rachel Kaplan tiến hành một nghiên cứu khác với đối tượng là dân văn phòng: những người có thể nhìn ngắm không gian tự nhiên như cây xanh từ cửa sổ có mức độ hài lòng về công việc và đời sống cao hơn so với những người không có góc nhìn đó.
Nhiều nghiên cứu khác đã kết luận rằng liệu pháp tự nhiên có tác dụng tích cực lên sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của một cá nhân. Ví như, nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sống gần không gian xanh có khả năng tập trung cao hơn so với trẻ bị bao bọc bởi các bức tường bê tông. Mặt khác, trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý lại có thể giảm các dấu hiệu của chứng này một khi được tiếp xúc với không gian xanh so với những trẻ phải dành nhiều thời gian trong nhà hoặc tham gia các hoạt động không tiếp xúc với không gian tự nhiên.
Thêm vào đó, việc trồng hoa và cây cối trong không gian làm việc sẽ mang đến nhiều lợi ích cho khả năng sáng tạo, hiệu suất làm việc và kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt của nhân viên. Đồng thời, sự hiện diện của các loài động vật cũng giúp giảm tính hung hăng và bực bổi ở trẻ cũng như những người được chẩn đoán mắc chứng Alzheimer.
Liệu pháp sinh thái là một thuật ngữ rộng được sử dụng để miêu tả các cách phương thức chữa lành dựa trên các yếu tố tự nhiên. Một vài phương pháp cần sự hướng dẫn của một nhà trị liệu chuyên nghiệp, một vài cách khác lại có thể được sử dụng trong một nhóm hoặc theo cách một-một thông thường và những cách còn lại có thể được thực hiện một mình. Những phương pháp phổ biến nhất bao gồm:
Phương pháp này thường được thực hiện trong không gian xanh và có thể áp dụng trong trị liệu nhóm. Xuyên suốt quá trình, người tham gia có thể xác định một yếu tố nào đó của tự nhiên thu hút họ. Sau đó, họ cần dành thời gian để suy ngẫm thành phần tự nhiên này có mối quan hệ thế nào với họ và họ có thể học được gì từ nó. Liệu trình kết thúc bằng việc chia sẻ của mọi người về khoảng thời gian vừa qua.
Trồng cây và những hoạt động khác liên quan đến làm vườn đều có thể giúp ích cho sức khỏe tổng quan của một cá nhân. Những hoạt động này có thể bao gồm rải hạt trồng cây, xới đất, tỉa lá, nhổ cỏ dại,… Dạng liệu pháp này thích hợp với những cá nhân đang cảm thấy căng thẳng, kiệt sức hoặc đang có dấu hiện lạm dụng thuốc.
Trong quá trình thực hành liệu pháp này, động vật sẽ hỗ trợ giúp trị liệu. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi thú cưng hoặc chơi đùa với một số loài động vật nhất định có thể giúp giảm căng thẳng, tính hung hăng.
Có thể bao gồm đi bộ, đạp xe, tập yoga trong công viên. Những hoạt động này giúp tăng cường nhận thức về thế giới tự nhiên và có thể hiệu quả để giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc tức giận.